Giới thiệu Bộ môn Công Nghệ Phần Mềm
- Giới thiệu chung
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực Công nghệ phần mềm ngày càng nhiều và dự đoán sẽ còn cao hơn nữa trong những năm sắp tới. Và đây cũng là lĩnh vực đang thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia học hỏi, trao đổi và ứng dụng vào thực tế.
Nắm bắt được các nhu cầu thực tế bộ môn Công nghệ phần mềm thuộc khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Ngoại ngữ -Tin học Tp. Hồ Chí Minh hướng đến trang bị cho người học các kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm như: khả năng phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai tư vấn các giải pháp công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề trong thực tế; năng lực thực hành nghề nghiệp tốt; kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm giỏi. Sinh viên có khả năng thích nghi với sự thay đổi công nghệ và có khả năng tự học, tự nghiên cứu để học lên các bậc học cao hơn.
- Nhân sự
Đội ngũ giảng viên gồm 09 giảng viên cơ hữu (100% có trình độ sau đại học) có kinh nghiệm giảng dạy và làm dự án thực tế, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Ngoài ra còn có các giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường Đại học, các công ty, viện nghiên cứu.
- Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin chuyên ngành Công nghệ phần mềm.
- Sinh viên Công nghệ phần mềm sẽ được cung cấp khối kiến thức toán học về cấu trúc dữ liệu, thuật toán, ngôn ngữ, phân tích, mô hình tính toán.
- Sinh viên sẽ được giảng dạy khối kiến thức về kiến trúc, quy trình công nghệ, các chuẩn, chất lượng và bảo trì.
- Sinh viên được thực tập trực tiếp tại các công ty, doanh nghiệp để có cơ hội trải nghiệm và nắm rõ môi trường làm việc, như cầu thực tế của xã hội nơi những hoạt động công nghệ được tạo ra và áp dụng vào cuộc sống thực tế.
- Sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm. Với những kiến thức được đào tạo một cách chuyên nghiệp sinh viên có thể tạo ra các sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng như cầu thực tế của xã hội.
- Ngoài ra, sinh viên còn được bồi dưỡng về kỹ năng làm việc nhóm để phát triển những phần mềm có chất lượng, các kỹ năng như đàm phán, giao tiếp, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin trong quá trình tiếp nhận học hỏi những mô hình, kỹ thuật, công nghệ mới ra đời.
- Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên Công nghệ phần mềm có thể làm việc trong các dự án phần mềm như:
- Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, phát triển ứng dụng trên thiết bị di động, gia công phần mềm, các công ty về games; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT trong và ngoài nước.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học, …
- Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
- Cán bộ nghiên cứu, giảng viên giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;
- Có thể tự phát hành các sản phẩm phần mềm của chính mình.
- Hướng nghiên cứu
Bên cạnh công tác đào tạo, các giảng viên của bộ môn cũng luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, trau dồi kiến thức nâng cao chất lượng giảng dạy. Các hướng nghiên cứu mà bộ môn chủ yếu tập trung là:
- Khai thác dữ liệu (Data mining)
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing)
- Tìm kiếm thông tin (Information Retrieval)
- Công nghệ tiên tiến trong phát triển phần mềm
- Thông tin liên lạc
Bộ môn Công nghệ phần mềm – Khoa Công nghệ Thông tin
Địa chỉ: Lầu 2, Khu B, 828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 028-3862-1859